69 lượt xem

Pitching là gì? Những điều cần biết để chinh phục nhà đầu tư và đối tác

Pitching là gì? Tìm hiểu khái niệm và vai trò quan trọng trong kinh doanh

Pitching là gì – Thị trường kinh doanh hiện nay ngày càng chuyển động nhanh chóng, đòi hỏi doanh nghiệp hay những người có ý tưởng khởi nghiệp phải thích nghi với sự năng động và sáng tạo. Hiện nay, Pitching trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động Start-up, đàm phán với Client.

Những bạn trẻ có tư tưởng khởi nghiệp nhưng vẫn chưa nắm được bản chất, giá trị của Pitching sẽ rất khó khăn để thuyết phục được nhà đầu rót vốn cho ý tưởng của mình. Không thể tránh được những buổi Pitching căng thẳng nhưng sự sáng tạo của nó chính là điểm cộng trước mắt nhà đầu tư.

Pitching là gì? Làm sao để thực hiện Pitching hiệu quả và thành công? Tất cả những gì xung quanh về Pitching đều được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Pitching là gì?

Trong lĩnh vực kinh doanh, Pitching dùng để nói về những buổi trình bày, thuyết phục khách hàng hay nhà đầu tư rót vốn cho ý tưởng khởi nghiệp hay dự án của công ty người đại diện thuyết trình. Tất nhiên những ý tưởng, kế hoạch này phải mang tính khả thi.

Pitching đòi hỏi người trình bày chuẩn bị đầy đủ các yếu tố như nội dung, slide trình chiếu, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ,… Thể hiện tính hiện thực hoá, tầm nhìn định hướng của chiến lược, nhu cầu sử dụng vốn, lợi ích nào khi đầu tư vào dự án đó. Để những nhà đầu tư, khách hàng hay cố vấn bị cuốn hút và chấp nhận bỏ tiền ra để đầu tư hoặc ít nhất cũng gây được nhiều thiện cảm.

Kết quả có thành công, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cho công ty của mình hay không phụ thuộc chủ yếu vào kỹ năng Pitching của Founder, Co-Founder, Account hay Giám đốc tham gia trình bày trực tiếp. Bởi lẽ, có một số Investor chỉ đơn giản nhìn vào phong thái của người đang thuyết trình thì họ có thể đưa ra quyết định đầu tư hay không ngay tại buổi Pitching đó mà không phải chờ đợi kết quả ở cuối buổi hay 1 – 2 ngày.

Trong lĩnh vực truyền thông, các Agency phải trình bày ý tưởng dựa trên bản Brief đến khách hàng, thể hiện những điểm mạnh so với các đối thủ để mang về dự án cho công ty của mình.

Pitching là gì
Pitching là gì

Một Pitching hiệu quả và thành công cần có những gì?

Nếu bạn là một Start-up đang chuẩn bị cho mình những điều cần thiết để thực hiện buổi Pitching với các nhà đầu tư, chắc hẳn bạn sẽ phải tìm kiếm nhiều nguồn kiến thức. Về cơ bản những nội dung dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm bắt những điểm thiết yếu nhất để đạt hiệu quả trong Pitching.

Công thức chung của một Pitching

Bất kỳ một Pitching nào đều có công thức cơ bản, gồm 3 yếu tố chính:

Thời gian

Tuỳ thuộc vào quy mô của từng dự án mà thời gian một bài Pitching kéo dài từ 5 – 15 phút. Thời gian này được tính cho người Start-up chính và phụ hay đại diện các Agency phát biểu, đưa ra các ý tưởng của dự án cho nhà đầu tư, khách hàng.

Nội dung

Người trình bày không cần phải diễn đạt quá chi tiết mà chỉ cần khái quát những nội dung chính, các vấn đề thiết thực, những phương hướng giải quyết, tiềm năng của dự án. Nội dung ngắn gọn nhưng súc tích đem lại nhiều hiệu quả với người nghe.

Sau buổi Pitching thường là lộ trình làm việc giữa đại diện bên trình bày và nhà đầu tư quyết định rót vốn hay giữa bên trình bày và khách hàng.

Hình thức

Hình thức là vỏ bọc bên ngoài, hỗ trợ cho nội dung Pitching, tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn người theo dõi. Trong quá trình Pitching, bạn cần lưu ý và chuẩn bị kỹ càng về slide, giọng nói, tác phong, cử chỉ. Tất cả những yếu tố này là cái nhìn đầu tiên trước mặt các nhà đầu tư hay khách hàng. Đừng để họ phải có ấn tượng không tốt ngay từ lần đầu này.

Bí quyết để trình bày ý tưởng thành công

Bên cạnh công thức chủ đạo của một Ptiching, 4 mẹo dưới đây sẽ giúp bạn thành công hơn trong buổi Pitching của mình.

Thực hành thật nhiều trước khi chính thức trình bày ý tưởng

Trước khi thực hiện buổi Pitching chính thức, bạn cần chuẩn bị khả năng diễn đạt của mình thật tốt thông qua việc thực hành ở trước mặt nhiều người, nhiều lần. Qua đó, bạn mới nhận thấy được những hạn chế của mình ở đâu để có thể điều chỉnh kỹ năng trình bày tốt hơn.

Nếu không chuẩn bị tốt ở bước này, khi thực sự đứng trước các nhà đầu tư hay khách hàng, bạn rất dễ rơi vào trạng thái bị động, không điều chỉnh được các tình huống có thể xảy ra. Hơn nữa, sự căng thẳng càng tạo áp lực khiến bạn chẳng thể nào diễn đạt rõ ràng ý tưởng của mình.

Tạo dựng thương hiệu cá nhân với tư cách là người kinh doanh có hiểu biết

Sẽ chẳng có một nhà đầu tư hay một khách hàng nào bỏ tiền ra cho dự án hay ý tưởng nào mà họ không thấy nhận được những lợi ích gì. Với tư cách là một người trình bày, nắm rõ ý tưởng của dự án, bạn cần phải thể hiện được sự thông minh, sáng suốt và nhạy bén với những vấn đề có thể xảy ra, thể hiện được những lợi ích mà dự án có khả năng mang lại cho cả đôi bên.

Sự hiểu biết toàn vẹn và nhạy bén của bạn sẽ là điểm tựa để các nhà đầu tư thấy được mình có nên thiết lập mối quan hệ đối tác hay không.

Kể một câu chuyện tuyệt vời tạo mối liên hệ cảm xúc

Đừng nên cứng nhắc trong suốt buổi Pitching về vấn đề dự án, ý tưởng. Thêm vào đó, bạn cần tạo một mối liên hệ về mặt cảm xúc với những nhà đầu tư bằng cách lồng ghép câu chuyện nào đó mà bạn đã gặp phải. Với những cảm xúc chân thực đó, phần nào tác động đến thiện cảm giữa bạn với nhà đầu tư, khách hàng hơn.

Tạo sự nổi bật tính xác thực của sản phẩm bằng doanh số bán hàng

Mấu chốt sau cùng của buổi Pitching chính là cách mà bạn dự đoán con số doanh thu trong tương lai. Kỳ vọng về con số đó là điều rất cần thiết của một dự án, ý tưởng. Dĩ nhiên, con số ấy phải mang tính thiết thực và dựa trên cơ sở của ý tưởng dự án, chứ không phải là một con số tự nhiên mà có.

Kết luận Pitching 

Với những hiểu biết cơ bản về Pitching trên đây sẽ phần nào hỗ trợ cho bạn có được kết quả thành công và hiệu quả nhất khi thuyết phục, trình bày với khách hàng và nhà đầu tư.