49 lượt xem

Các loài động vật quý hiếm ở Việt Nam

Những loài động vật quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam hiện nay

Sách đỏ là gì?

Tiếng Anh gọi là Red list of Threatened Species. Là danh sách đỏ của các loài động- thực vật quý hiếm, trong đó nội dung danh sách thể hiện được thực trạng của các loài động, thực vật trên thế giới, và cả những loài quý hiếm và đã tuyệt chủng. Thực trạng đó đang diễn ra theo chiều hướng nào? Dựa vào đó, con người sẽ có những định hướng và các phương pháp để bảo vệ các loài sao cho hợp lý, và hiệu quả nhất.

Danh sách này được Liên Minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (International Union for Conversation of Nature and Natural Resources- Viết tắt IUCN) tiến hành giám sát.

Phân loại các mức độ nguy cấp và các loài động vật quý hiếm ở Việt Nam

Phân loại các mức độ nguy cấp được sắp theo các tiêu chí về mức độ đe dọa tuyệt chủng, kích thước quần thể, cũng như tốc độ suy thoái, phạm vi phân bố, mức độ phân tách quần thể và khu phân bố quần thể đó. Được xếp theo 8 bậc:

Tuyệt chủng : tiếng Anh: Extinct – viết tắt EX

Cực kỳ nguy cấp: tiếng Anh là: Critically Endangered – viết tắt là CR

Nguy cấp : tiếng Anh: Endangered – viết tắt EN

Sắp nguy cấp : tiếng Anh: Vulnerable – được viết tắt là VU.

Sắp bị đe dọa : tiếng Anh: Nearthreatened – viết tắt NT

Ít quan tâm :  tiếng Anh: Least concern – viết tắt LC

Thiếu dữ liệu : tiếng Anh: Data deficient – viết tắt là DF

Có thể tuyệt chủng: tiếng Anh: Possibly Extinct – viết tắt là PE . (Được sử dụng  trong Birdlife International – Cơ quan Sách Đỏ cho các loài chim – Sách Đỏ của IUCN). Cơ quan này đã khuyến nghị PE trở thành một tên chính thức cho các loài có nguy cơ tuyệt chủng.hiện mức độ này được sử dụng cho cả các loài có thể sống sót trong điều kiện nuôi nhốt nhưng khả năng tuyệt chủng trong tự nhiên rất lớn.

Các loài động vật quý hiếm ở Việt Nam
Các loài động vật quý hiếm ở Việt Nam

Các loài động vật quý hiếm ở Việt Nam

Cũng theo Nghị định 06/2019 của Chính phủ thì các loài động, thực vật rừng sẽ được chia thành 2 nhóm chính như sau:

Nhóm I: Các loài động –  thực vật rừng đang có nguy cơ tuyệt chủng,  đồng thời nghiêm cấm mọi hành vi săn bắt, khai thác trái phép và sử dụng với mục đích thương mại. Nhóm IA:  là nhóm các loài thực vật,  nhóm IB là nhóm các động vật rừng.

Nhóm II: Các loài động –  thực vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng cần được bảo vệ, hạn chế tối đa mức khai thác và sử dụng với mục đích thương mại. Nhóm IIA:  là nhóm các loài thực vật,  nhóm IIB là nhóm các động vật rừng.

Theo đó, các loài động vật thuộc nhóm IB và IIB là các loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ để tránh nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai.

Những loài động vật quý hiếm thuộc nhóm IB gồm có:

Bộ linh trưởng Bao gồm : Cu li các loài nhỏ và lớn, các loài chà vá (chân đen, chân nâu, chân xám), Các loài voọc (bạc Đông Dương, bạc Trường Sơn, Cát Bà, đen má trắng, Hà Tĩnh, voọc mông trắng), Các loài vượn (đen tuyền, má hung, má trắng,…)

Bộ thú ăn thịt: Sói đỏ, gấu ngựa, gấu chó, rái cá lông mượt, rái cá thường, cầy gấm, cầy mực, báo gấm, báo hoa mai, beo lửa, hổ Đông Dương, mèo cá…

Bộ tê tê: Tê tê Java và vàng.

Bộ bồ nông: Bồ nông chân xám, quắm lớn, cò trắng Trung Quốc, quắm cánh xanh, vạc hoa.

Bộ gà: Gà lôi lam mào trắng, gà so cổ hung, gà tiền mặt đỏ – vàng,  gà lôi tía, trĩ sao.

Bộ hồng hoàng: Hồng hoàng, niệc mỏ vằn, niệc nâu, niệc cổ hung.

Bộ rùa: Rùa hộp bua – rê, Rùa ba – ta -gua miền nam, rùa hộp Việt Nam rùa đầu to,, rùa trung bộ, con giải.

Bộ cá sấu: Cá sấu nước ngọt và nước lợ

Bên cạnh đó trong nhóm IB còn có những loài thú quý hiếm trong Sách Đỏ khác như: Tê tê, tắc kè đuôi vàng, kỳ đà vân, rắn hổ chúa, thằn lằn cá sấu, sếu đầu đỏ, cắt lớn,  ốc tác, bồ câu ni cô ba, choắt lớn mỏ vàng, ngan cánh trắng,…

Các loài thú quý hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam nhóm IIB

Tuy đây là nhóm không nguy cấp bằng nhóm IB. Nhưng trong nhóm này cũng là những loài cần được bảo vệ và hạn chế săn bắt với các mục đích thương mại. Những loài động vật quý hiếm thuộc nhóm này bao gồm:

Bộ gặm nhấm: Chuột đá, sóc bay trâu, sóc đen.

Bộ khỉ hầu: Khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi dài, khỉ đuôi lợn, khỉ mốc, khỉ vàng.

Bộ móng guốc: Mang pù hoạt, cheo cheo,nai.

Bộ dơi: Dơi ngựa lớn và nhỏ.

Bộ thú ăn thịt: Chó rừng, cầy giông đốm lớn, cầy vằn bắc, mèo ri, mèo rừng, cầy tai trắng, cầy vòi hương cầy giông, cầy hương, , cầy vòi mốc, cáo lửa.

Bộ cánh vảy: Bướm phượng đuôi kiếm răng tù  và răng nhọn, bướm phượng cánh chim chấm rời và chấm liền.

Một số loài thú quý hiếm trong Sách Đỏ như:

Bộ hạc: hạc đen, Già đẫy lớn.

Bộ gà: các loài gà giống Arborophila và công.

Bộ ngỗng: Vịt mỏ nhọn, Vịt đầu đen.

Bộ rùa: Rùa vàng, rùa hộp lưng đen, rùa trán vàng, rùa ba gờ, rùa núi viền, rùa sa nhân, rùa đất Châu Á, rùa núi vàng, , ba ba gai, rùa câm, cua đinh, rùa bốn mắt,…

Nhóm các động vật cực kỳ quý hiếm được phát hiện tại Việt Nam

  1. CHEO CHEO LƯNG BẠC ( Có tên khoa học là Tragulus versicolor )

Xuât hiện ở Việt Nam vào năm 2019, Đây là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới. Chúng có Hình dáng như một con nai , mặt lại giống con chuột. Chiều dài khoảng 50cm , nặng  dưới 4,5kg. Được ghi nhận nhìn thấy lần đầu tiên năm 1910 và lần cuối cùng năm 1990. Chúng nằm trong Danh sách  25 loài vật có nguy cơ biến mất khỏi sách đỏ

  1. CẢ NƯỢC MINH HẢI ( cá heo nước ngọt Irrawaddy , tên khoa học Orcaella brevirostris )

Đây là loài động vật có vú thuộc họ Cá heo biển Delphinidae. Khi Cá trưởng thành dài khoảng 2,3 m , nặng hơn 130 kg. Thuộc nhóm danh sách những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao từ năm 2004. Tại việt Nam, Cá thể đầu tiên được phát hiện trong hơn 30 năm trở lại đây.

  1. Voọc MÔNG TRẮNG 2016 (tên khoa học là Trachypithecus delacouri )

Đây là  Loài linh trưởng chỉ có ở Việt Nam, Được phát hiện lần đầu tiên năm 1903. Đây là 1 quần thể ( có tất cả 7 đàn với 40 cá thể ), quần thể này lớn thứ hai trên thế giới.

  1. LOÀI MANG (tên khoa học là Muntiacus rooseveltorum ), Thuộc họ hươu nai (tên khoa học là Cervidae ).

Loài này được cho là tuyệt chủng từ năm 1929. Năm 2014 Đã phát hiện một quần thể với khoảng 30 cá thể tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (thuộc  huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa ).

  1. CHUỘT ĐÁ (tên khoa học là Laonastes genigmamus ).

Trước 2005 , khi xem xét các mẫu hóa thạch trước đó , các nhà khoa học khẳng định loại động vật này đã tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm

Ở việt Nam phát hiện vào năm 2011 và 2016. Chuột đá trưởng thành có chiều dài cả đuôi khoảng 26cm , nặng khoảng 400g. Có mình giống như loài chuột , đuôi giống với đuôi sóc , lông đen mịn

  1. SAO LA ( Có  Tên khoa học là Pseudory nghetinhensis )

Sao la được mệnh danh là Kỳ lân Châu Á, khi Trưởng thành chúng dài từ 1,3m – 1,5 m , nặng khoảng từ 50 -100 kg.

Phát hiện lần đầu tiên trên thế giới là ở Việt Nam vào tháng 5/1992. Loài động vật này đã sắp tuyệt chủng , Chúng được xếp vào danh mục những loài động vật cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ của IUCN

Các biện pháp bảo tồn các loài thú quý hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam

Trong công tác bảo vệ và chống buôn bán các động vật hoang dã trái phép, có nhiều biện pháp đã được đưa ra, cụ thể là:

+ Bổ sung các chính sách pháp luật và nâng mức xử phạt lên đối với các hành vi buôn bán, tàng trữ động vật hoang dã và các sản phẩm sản xuất từ động vật hoang dã. Theo Bộ luật Hình sự 2015, và sửa đổi năm 2017, mức xử phạt cao nhất cho những hành vi trên là 15 năm tù giam.

+ Tăng cường các biện pháp bảo vệ và kiểm soát tại ngay khu rừng- là các vườn quốc gia ở Việt Nam để chống săn bắt cũng như phát hiện những hành vi săn bắt các loài thú quý hiếm trái phép.

+ Kiểm tra nghiêm ngặt công tác quản lý tại các cơ sở nuôi nhốt động vật và các nhà hàng, hiệu thuốc Y Học Cổ Truyền –  những nơi diễn ra việc tiêu thụ động vật hoang dã và sản phẩm từ chúng.

+ Xây dựng, bảo tồn các khu sinh quyển, vườn quốc gia để tạo ra môi trường sinh sống cho các loài động vật hoang dã.

+ Tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ các động vật hoang dã, và không để sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã. Đồng thời khuyến khích nhân dân tố giác mọi hành vi nuôi nhốt, buôn bán các loài thú quý hiếm trái phép.

Ngày nay, tình trạng buôn bán trái pháp luật các loại động vật hoang dã và quý hiếm đang diễn ra ngày càng phức tạp ở nhiều nơi, trong đó có Việt Nam. Vì vậy ngoài các biện pháp cụ thể của nhà nước thì cần thiết hơn là ý thức tự giác của mỗi người dân, mọi người cần cam kết hành động để chấm dứt tình trạng này. Nhằm đem lại cuộc sống tốt hơn cho tất cả các loài động vật.